Gỡ vướng thủ tục nhập khẩu hàng hóa có nguồn gốc thực vật

Thứ năm - 29/10/2020 10:21
Quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 28/6/2020 được Chính phủ ban hành trong bối cảnh các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh hàng hoá nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả đang có chiều hướng gia tăng. Nghị định đã bổ sung nhiều quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, tăng mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính…sẽ góp phần giúp các lực lượng chức năng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong việc quản lý, xử phạt các hành vi vi phạm hành chính.
Nghị định 98/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2020 và thay thế 3 Nghị định gồm:  Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013  của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;  Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ;  Nghị định số 141/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Theo đó, các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm các hành vi sau:
- Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh, trừ trường hợp đã được quy định tại nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác;


- Hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh; sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng cấm;

- Hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; hàng hóa lưu thông trong nước bị áp dụng biện pháp khẩn cấp; hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác;

- Hành vi vi phạm về kinh doanh thuốc lá;

- Hành vi vi phạm về kinh doanh rượu;

- Hành vi đầu cơ hàng hóa và găm hàng;

- Hành vi vi phạm về hoạt động xúc tiến thương mại;

- Hành vi vi phạm về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;

- Hành vi vi phạm về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Hành vi vi phạm về thương mại điện tử;

- Hành vi vi phạm về thành lập và hoạt động thương mại của thương nhân nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam;

- Các hành vi vi phạm khác trong hoạt động thương mại.
*Người bán hàng nhập lậu có thể bị phạt đến 200.000.000 đồng
“Hàng hóa nhập lậu” gồm: Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật; hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn; hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
Theo Điều 15 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, người có hành vi kinh doanh hàng nhập lậu sẽ bịáp dụng hình phạt tiền tùy từng mức độ, có thể lên đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
Bên cạnh đó, nếu người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; hoặc hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu; hoặc hàng hoá nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hoá chất, chế phẩm diệt con trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi thì có thể bị phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP tối đa có thể lên đến 200.000.000 đồng.
*Kinh doanh thực phẩm, thuốc quá hạn sử dụng có thể bị buộc tiêu hủy và phạt tiền lên đến 200.000.000 đồng
Theo Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng (tùy theo giá trị hàng hóa vi phạm) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;
- Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;
- Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
- Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.
Nếu người sản xuất, nhập khẩu thực hiện một trong các hành vi vi phạm hành chính nêu trên thì mức phạt tiền bị áp dụng là gấp đôi, lên đến 100.000.000 đồng.
Tuy nhiên, mức phạt trên là áp dụng với cá nhân. Tổ chức vi phạm mức phạt gấp đôi so với cá nhân.
* Xử phạt hành vi bán thuốc lá, rượu bia cho người chưa đủ 18 tuổi
Theo Điều 23 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP thì hành vi không treo biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi tại điểm bán theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoài ra, hành vi bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi hoặc sử dụng người chưa đủ 18 tuổi bán thuốc lá cũng phải chịu hình phạt tiền với mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Đối với hành vi bán, cung cấp rượu, bia cho người dưới 18 tuổi, hình phạt áp dụng là phạt tiền 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Hành vi sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia có thể phải chịu mức phạt lên đến 5.000.000 đồng.
Việc quy định xử phạt đối với hành vi bán, cung cấp bia cho người dưới 18 tuổi là điểm mới so với Nghị định 185/2013/NĐ-CP. Theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP chỉ xử phạt hành vi bán sản phẩm rượu cho người dưới 18 tuổi, còn bán, cung cấp bia cho người dưới 18 tuổi bia thì chưa có quy định.
*Được phép đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi thu thập thông tin cá nhân của người tiêu dùng mà không được sự đồng ý trước của chủ thể thông tin.
Theo khoản 3 Điều 65 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, các hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin cá nhân trong hoạt động thương mại điện tử bao gồm: Thu thập thông tin cá nhân của người tiêu dùng mà không được sự đồng ý trước của chủ thể thông tin; thiết lập cơ chế mặc định buộc người tiêu dùng phải đồng ý với việc thông tin cá nhân của mình bị chia sẻ, tiết lộ hoặc sử dụng cho mục đích quảng cáo và các mục đích thương mại khác; sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng không đúng với mục đích và phạm vi đã thông báo sẽ bị phạt lên đến 30.000.000 đồng và đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng.
Danh Bình

Tác giả: báo hải quan

Nguồn tin: Bùi Danh Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập960
  • Hôm nay81,302
  • Tháng hiện tại6,510,209
  • Tổng lượt truy cập451,905,331
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây