Chức năng và nhiệm vụ của Cục Hải quan tỉnh Bình Phước

Thứ bảy - 13/10/2018 08:04
1. CHỨC NĂNG:
Tổ chức thực hiện pháp luật về Hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Bình Phước.
2. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN:
 
Cục Hải quan tỉnh Bình Phước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan và theo Quyết định số 1919/QĐ-BTC ngày 06/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm:
1. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của Nhà nước về Hải quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan gồm:
- Thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu, các địa điểm kiểm tra tập trung và các địa điểm khác theo quy định của pháp luật.
- Thu thập, khai thác, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan theo quy định của pháp luật và của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
- Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phòng, chống buôn lậu, phòng, chống vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; phòng, chống ma túy trong phạm vi địa bàn hoạt động.
- Phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu; phòng, chống vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; phòng, chống ma túy ngoài phạm vi địa bàn hoạt động của Hải quan theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện Pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
- Áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Thống kê Nhà nước về Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.
2. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Hải quan trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về Hải quan theo quy định của pháp luật.
4. Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại đối với các quyết định hành chính của các đơn vị trực thuộc và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
5. Kiến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định của Tổng cục Hải quan về chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý nội bộ; báo cáo với Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan những vướng mắc phát sinh, các vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Hải quan.
6. Tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý Hải quan hiện đại vào hoạt động của Cục Hải quan.
7. Phối hợp với các đơn vị trên địa bàn, cơ quan nhà nước và các tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.
8. Tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về Hải quan trên địa bàn.
9. Hướng dẫn, giải thích các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.
10. Hợp tác quốc tế về Hải quan theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
11. Tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của Cục Hải quan; thực hiện chế độ báo cáo theo chế độ quy định.
12. Quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.
13. Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế; quản lý, sử dụng phương tiện, trang bị kỹ thuật và kinh phí hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.
14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giao và theo quy định của pháp luật.
 
3. CƠ CẤU TỔ CHỨC
 
- Năm 2016, Cục Hải quan tỉnh Bình Phước được Tổng cục Hải quan duyệt biên chế là 75, biên chế hiện có: 75 người (tính đến 31/12/2016) và Hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP là 23 người.
- Trình độ của cán bộ, công chức, nhân viên hiện nay (tính đến 31/12/2016).
+ Thạc sỹ: 13 người, tỷ lệ 17.3 %
+ Đại học: 58 người, tỷ lệ  77.3 %
+ Cao đẳng: 4 người, tỷ lệ 5.4 %
+ Trình độ trung cấp:0 người, tỷ lệ  0 %
- Cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh Bình Phước gồm:
* Lãnh đạo Cục:
+ 01 Cục trưởng
+ 02 Phó Cục trưởng
* Các đơn vị tham mưu (gồm 02 Phòng):
+ Văn Phòng
+ Phòng Nghiệp vụ
* Các đơn vị trực thuộc (gồm 5 đơn vị):
+ Đội Kiểm soát Hải quan (bổ sung chức năng tham mưu xử lý vi phạm theo quy định tại điểm III, mục A được quy định tại Quyết định số 4291/QĐ-TCHQ ngày 12/12/2016 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị tham mưu giúp Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)
+ Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Hoa Lư
+ Chi cục Hải quan cửa khẩu Hoàng Diệu
+ Chi cục Hải quan Chơn Thành. 
+ Chi cục Hải quan cửa khẩu Lộc Thịnh.      

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 9 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 9 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay602,310
  • Tháng hiện tại9,180,588
  • Tổng lượt truy cập469,073,275
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây