Quyền, nghĩa vụ và các hành vi không được làm khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử

Thứ năm - 25/06/2020 09:17
(CTTĐTBP) - Quyền, nghĩa vụ và các hành vi không được làm của tổ chức, cá nhân có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử được quy định tại Điều 5 Nghị định 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện TTHC trên môi trường điện tử.
thuc hien tthc tren moi truong dien tu
Thực hiện TTHC trên môi trường điện tử là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân tiến hành toàn bộ hoặc một số bước thực hiện TTHC, thủ tục giải quyết công việc bằng phương tiện điện tử thông qua các dịch vụ công trực tuyến.

Theo đó, tổ chức, cá nhân có yêu cầu thực hiện TTHC trên môi trường điện tử có các quyền sau: Được hỗ trợ trong quá trình thực hiện TTHC trên môi trường điện tử; được tra cứu, theo dõi, tải về toàn bộ hồ sơ điện tử thực hiện TTHC đã gửi thành công từ Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh và kết quả giải quyết TTHC điện tử; được bảo quản, lưu trữ an toàn đối với hồ sơ, tài liệu, kết quả giải quyết TTHC dưới dạng điện tử theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản việc thực hiện TTHC trên môi trường điện tử để phục vụ các hoạt động khác có liên quan trong phạm vi quy định của pháp luật (việc yêu cầu và xác nhận phải tuân thủ quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin); được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền chia sẻ thông tin, dữ liệu là kết quả giải quyết TTHC của tổ chức, cá nhân cho cơ quan khác để phục vụ các yêu cầu, lợi ích có liên quan của tổ chức, cá nhân đó.

Tổ chức, cá nhân được công nhận kết quả giải quyết TTHC điện tử và hồ sơ TTHC đã được ký số của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong các giao dịch điện tử; thực hiện các quyền theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin và các văn bản hướng dẫn Luật, thực hiện quyền và trách nhiệm được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC.

Về nghĩa vụ, tổ chức, cá nhân có yêu cầu thực hiện TTHC trên môi trường điện tử có các nghĩa vụ sau: Cung cấp thông tin đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan giải quyết TTHC kịp thời, chính xác; quản lý, sử dụng tài khoản giao dịch điện tử an toàn, bảo mật; chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của thông tin hồ sơ kê khai khi thực hiện TTHC trên môi trường điện tử.

Tổ chức, cá nhân theo dõi, cập nhật, phản hồi các thông tin liên quan đến giao dịch điện tử với cơ quan giải quyết TTHC và thực hiện theo các hướng dẫn, thông báo của cơ quan gửi tới tổ chức, cá nhân; thực hiện đầy đủ các quy định về thực hiện TTHC trên môi trường điện tử; nộp đầy đủ các khoản phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác (nếu có) theo quy định; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này (các hành vi không được làm) và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Về hành vi không được làm, tổ chức, cá nhân thực hiện TTHC trên môi trường điện tử không được thực hiện các hành vi bị cấm quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin năm 2006, Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng năm 2015, Điều 8 Luật An ninh mạng năm 2018, Điều 5 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 và các quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 5 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 22/5/2020./.

Tác giả: T.T

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3,749
  • Hôm nay430
  • Tháng hiện tại10,262,235
  • Tổng lượt truy cập470,154,922
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây