Nghề dệt thổ cẩm của người M’nông ở Bình Phước

Thứ ba - 30/05/2023 15:38
(CTTĐTBP) - Thổ cẩm là một trong những sản phẩm đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc M’nông ở xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập và các xã Đăk Nhau, Đồng Nai, Thọ Sơn, Phú Sơn, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
 
Det tho cam 6
Người M’nông quan niệm nhà nào có nhiều thổ cẩm được coi là giàu có, sang trọng
 
Quan niệm của người M’nông, nhà nào có nhiều thổ cẩm được coi là giàu có, sang trọng. Thổ cẩm thường được mặc trong các dịp lễ, tết và các ngày quan trọng của người M’nông và được dùng làm quà tặng cô dâu, hai bên thông gia trong ngày cưới.

Để có một sản phẩm thổ cẩm hoàn thiện, phải thực hiện qua nhiều công đoạn. Dệt một tấm hoàn chỉnh, nếu làm nhanh cũng phải mất 1 đến 2 tuần. Việc dệt thủ công đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ, sáng tạo, kiên trì.
 
Det tho cam 7
Dệt một tấm hoàn chỉnh, nếu làm nhanh cũng phải mất 1 đến 2 tuần
 
Hoa văn trên thổ cẩm của người M’nông chủ yếu là những hình kỷ hà, có thể chia làm 4 loại chính: hình học, động vật, thực vật và mô tả công cụ lao động, được cách điệu hóa với những màu sắc có trong tự nhiên.

Ngày 04/8/2022, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 1838/QĐ-BVHTTDL công nhận “Nghề thủ công truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người M’nông xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập và xã Đăk Nhau, Đồng Nai, Thọ Sơn, Phú Sơn, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày 18/5/2023 vừa qua, tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước đã tổ chức lễ công bố quyết định này.
 
UBND tỉnh tổ chức lễ công bố quyết định công nhận “Nghề thủ công truyền thống nghề dệt thổ cẩm của người M’nông xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập và xã Đăk Nhau, Đồng Nai, Thọ Sơn, Phú Sơn, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
 
Việc công nhận có ý nghĩa quan trọng đối với đồng bào M’nông tại tỉnh Bình Phước. Đây là tiền đề góp phần quảng bá và đưa sản phẩm thổ cẩm vươn xa, đáp ứng nhu cầu thị trường, phục vụ thương mại, du lịch và là động lực để người dân tiếp tục bảo tồn, giữ gìn và phát huy nghề truyền thống. Từ đó, các địa phương có cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ các hộ gia đình còn duy trì nghề dệt thổ cẩm để tiếp cận nguồn vốn; về khuyến khích, ưu đãi với nghệ nhân dệt thổ cẩm, người có tay nghề giỏi và xây dựng các buôn, sóc thành điểm du lịch cộng đồng, cũng như thành lập các hợp tác xã dệt thổ cẩm để quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới đông đảo khách du lịch.
 
Video: Hải Thanh

Tác giả: Anh Tuấn

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,903
  • Hôm nay62,626
  • Tháng hiện tại3,754,494
  • Tổng lượt truy cập463,647,181
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây