Việc thành lập phòng công chứng được quy định như thế nào?

Thứ ba - 15/10/2024 09:18
(CTTĐTBP) - Bộ Tư pháp vừa ban hành Quyết định 1782/QĐ-BTP công bố bổ sung thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
cong chungoykmthumb 17288933086551000925424

Hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập phòng công chứng mới nhất

Theo Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1782/QĐ-BTP năm 2024 thì thủ tục thành lập phòng công chứng được thực hiện như sau:

(1) Trình tự thực hiện:

- Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề án thành lập Phòng công chứng.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Phòng công chứng.

(2) Cách thức thực hiện: Trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến (nếu thủ tục hành chính đã được cung cấp trực tuyến).

(3) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ, gồm: Đề án thành lập Phòng công chứng.

(4) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

(5) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Tư pháp.

(6) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

(7) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép thành lập Phòng công chứng

(8) Phí, lệ phí (nếu có): Không quy định.

(9) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

(10) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

Phòng công chứng là gì? Việc thành lập phòng công chứng được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 19, 20 Luật Công chứng 2014 thì phòng công chứng và việc thành lập phòng công chứng được quy định như sau:

Phòng công chứng

- Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.

- Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.

Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

- Tên gọi của Phòng công chứng bao gồm cụm từ "Phòng công chứng" kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập.

- Phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.

Việc thành lập phòng công chứng

- Căn cứ vào nhu cầu công chứng tại địa phương, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ xây dựng đề án thành lập Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Đề án nêu rõ sự cần thiết thành lập Phòng công chứng, dự kiến về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập Phòng công chứng, Sở Tư pháp phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi có trụ sở của Phòng công chứng trong ba số liên tiếp về các nội dung sau đây:

+ Tên gọi, địa chỉ trụ sở của Phòng công chứng;

+ Số, ngày, tháng, năm ra quyết định thành lập và ngày bắt đầu hoạt động của Phòng công chứng.

- Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thay đổi tên gọi hoặc địa chỉ trụ sở của Phòng công chứng thì Sở Tư pháp phải đăng báo những nội dung thay đổi đó theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Công chứng 2014.

Tác giả: Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập902
  • Hôm nay30,359
  • Tháng hiện tại11,221,701
  • Tổng lượt truy cập471,114,388
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây