Sửa đổi quy định về đấu thầu cung cấp DV sự nghiệp công quản lý, bảo trì đường thủy nội địa

Thứ hai - 05/06/2023 08:37

(CTTĐTBP) - Bộ Giao thông vận tải đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2020/TT-BGTVT ngày 11/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về quản lý, bảo trì đường thủy nội địa quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

thuy 1685521492039605711274
Bộ Giao thông vận tải đề xuất sửa quy định về quản lý, bảo trì đường thủy nội địa quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên

Bộ Giao thông vận tải cho biết, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam được Bộ Giao thông vận tải giao trực tiếp quản lý khoảng 7.183 km đường thuỷ nội địa quốc gia. Hàng năm, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam được Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải thống nhất, giao dự toán chi ngân sách xấp xỉ 1.000 tỷ đồng để thực hiện công tác bảo trì công trình đường thủy nội địa quốc gia, bao gồm: Bảo dưỡng thường xuyên; sửa chữa định kỳ; điều tiết khống chế đảm bảo giao thông; các hạng mục khác (trụ neo, khắc phục bão lũ, ứng dụng công nghệ thông tin...).

Từ năm 2020 đến nay Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã thực hiện tổ chức đấu thầu công tác quản lý, bảo trì công trình đường thủy nội địa quốc gia theo quy định tại Thông tư số 10/2020/TT-BGTVT ngày 11/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc quy định việc đặt hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì đường thủy nội địa quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

Thời điểm tổ chức đấu thầu

Trong quá trình triển khai thực hiện còn một số tồn tại liên quan đến thời điểm tổ chức đấu thầu, cụ thể: Tại khoản 4 Điều 6 Thông từ 10/2020/TT-BGTVT quy định "Riêng đối với công tác bảo dưỡng thường xuyên được thực hiện đấu thầu khi có Quyết định giao dự toán chi ngân sách nhà nước của Bộ trưởng Bộ Tài chính và kế hoạch bảo trì được duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền". Quy định này là căn cứ xác định nguồn vốn để tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu, tuy nhiên thực tế Quyết định giao dự toán chi ngân sách nhà nước năm sau thường ban hành trong tháng 12 năm trước, trong khi đó thời gian tổ chức đấu thầu các gói thầu quản lý, bảo trì đường thủy nội địa (từ khi phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đến khi ký kết hợp đồng) khoảng 30 đến 45 ngày, dẫn tới không kịp ký hợp đồng đối với các gói thầu bảo dưỡng thường xuyên và điều tiết khống chế đảm bảo an toàn giao thông phải thực hiện từ ngày 1/1 hàng năm (phải kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng các gói thầu bảo dưỡng thường xuyên của năm trước đến hết 31/01 của năm sau), điều này gây khó khăn trong việc tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu và công tác quản lý.

Với những lý do trên, Bộ Giao thông vận tải dự kiến sửa đổi, bổ sung Thông tư 10/2020/TT-BGTVT ngày 11/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định việc đặt hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì đường thủy nội địa quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

Cụ thể, dự thảo đề xuất sửa đổi khoản 4 Điều 6 Thông tư 10/2020/TT-BGTVT như sau: Riêng đối với công tác bảo dưỡng thường xuyên, điều tiết khống chế đảm bảo an toàn giao thông và các nhiệm vụ khác trong quản lý, bảo trì đường thủy nội địa phải thực hiện thường xuyên từ ngày 1/1 hàng năm được thực hiện đấu thầu sau khi Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm sau theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây./.

Tác giả: Theo VGP News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay149,393
  • Tháng hiện tại8,833,678
  • Tổng lượt truy cập454,228,800
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây