Đề xuất bổ sung một số loại tài sản thuộc đối tượng xác lập sở hữu toàn dân

Thứ sáu - 04/08/2023 10:28 359
(CTTĐTBP) - Bộ Tài chính đề xuất bổ sung một số loại tài sản thuộc đối tượng xác lập sở hữu toàn dân gồm tài sản là hàng tạm gửi hành lý hải quan không nhận lại quy định tại khoản 6 Điều 59 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP; tài sản thuộc về nhà nước theo quy định tại Khoản 4 Điều 218 Bộ Luật Dân sự.
 
trinh tu thu tuc xac lap quyen so huu toan dan ve tai san 16910343819801117977374
Một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, thay thế Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018.

Về phân loại tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản, dự thảo Nghị định bổ sung một số loại tài sản thuộc đối tượng xác lập sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật nhưng chưa được quy định tại Nghị định số 29/2018/NĐ-CP, gồm:

Tài sản thuộc về nhà nước theo quy định tại Khoản 4 Điều 218 Bộ Luật Dân sự (cụ thể: Một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại);

Tài sản là hàng tạm gửi hành lý hải quan không nhận lại quy định tại khoản 6 Điều 59 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan (cụ thể: Trong thời hạn tạm gửi hành lý, nếu người xuất cảnh, nhập cảnh có văn bản từ bỏ hành lý tạm gửi hoặc quá thời hạn tạm gửi hành lý nhưng người xuất cảnh, nhập cảnh không nhận lại, thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tiền thu được từ việc thanh lý hàng hóa được nộp vào ngân sách nhà nước sau khi trừ đi các chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật).

Bổ sung nguyên tắc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản 

Dự thảo bổ sung một số nguyên tắc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân như sau:

Trường hợp xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền quyết định theo quy định tại Nghị định này thì được thực hiện thông qua Quyết định hành chính.

Việc phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện thông qua Quyết định hành chính. Trường hợp cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đồng thời là cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản và đơn vị chủ trì quản lý tài sản đồng thời là cơ quan có thẩm quyền lập phương án xử lý tài sản thì việc lập hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản được thực hiện đồng thời với việc lập hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án xử lý tài sản; việc trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản được thực hiện đồng thời với việc trình phê duyệt phương án xử lý tài sản.

Việc xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện đối với tài sản của từng vụ việc. Trường hợp giá trị tài sản của một vụ việc dưới 100 triệu đồng thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản có thể tổng hợp tài sản của nhiều vụ việc để xử lý một lần nhưng thời hạn xử lý tối đa không quá 12 tháng, kể từ ngày có Quyết định tịch thu của vụ việc có quyết định tịch thu đầu tiên.

Trường hợp cơ quan quản lý tài sản công là đơn vị chủ trì quản lý tài sản thì trình tự, thủ tục lập, trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt phương án xử lý tài sản thực hiện theo quy định áp dụng đối với đơn vị chủ trì quản lý tài sản.

Trường hợp tài sản phải thực hiện giám định, kiểm định, kiểm nghiệm trước khi đề xuất, lập phương án xử lý hoặc quyết định xử lý thì thời gian giám định, kiểm định, kiểm nghiệm không được tính vào thời hạn lập hồ sơ, thời hạn trình, thời hạn phê duyệt phương án xử lý tài sản quy định tại Nghị định này.

Đơn vị chủ trì quản lý tài sản

Dự thảo bổ sung nội dung Bộ, cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý là đơn vị chủ trì quản lý tài sản đối với một số loại tài sản, gồm: (i) tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam; (ii) tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời gian hoạt động.

Đồng thời, bổ sung quy định một số trường hợp đơn vị chủ trì quản lý tài sản không phải lập thủ tục, trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản, gồm:

Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự;

Tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước thông qua Hợp đồng tặng cho hoặc Hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác quy định tại Điều 223 Bộ Luật dân sự hoặc thuộc trường hợp phải hạch toán ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về viện trợ, tài trợ và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập758
  • Hôm nay48,833
  • Tháng hiện tại4,960,189
  • Tổng lượt truy cập411,702,043
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây