Cần có chính sách riêng cho nhà ở công nhân khu công nghiệp

Thứ năm - 24/02/2022 08:44 2006
(CTTĐTBP)- Bộ Xây dựng đang tập trung nghiên cứu để đề xuất sửa đổi Luật Nhà ở 2014, trong đó chính sách nhà ở cho công nhân được quy định theo hướng cụ thể hơn nhằm khuyến khích đầu tư phát triển, nhất là nhà cho công nhân thuê.
 
1
Trong dài hạn cần có cơ chế chính sách riêng để phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp.
Theo pháp luật nhà ở hiện hành, chính sách nhà ở cho công nhân làm việc trong khu công nghiệp đang được lồng ghép vào chính sách nhà ở xã hội, áp dụng chung cho 10 loại đối tượng theo quy định tại Điều 49 Luật Nhà ở năm 2014.

Để khắc phục hạn chế này, Bộ Xây dựng đang tập trung nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Nhà ở 2014, trong đó, chính sách nhà ở cho công nhân được quy định theo hướng cụ thể hơn nhằm khuyến khích đầu tư phát triển, nhất là nhà cho công nhân thuê.

Theo số liệu của Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), cả nước đã hoàn thành 266 dự án nhà ở xã hội, quy mô xây dựng khoảng 142.000 căn, với tổng diện tích hơn 7.100.000 m2; đang tiếp tục triển khai 278 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 276.000 căn, tổng diện tích khoảng 13.800.000 m2.

Trong đó, nhà ở xã hội ở dành cho công nhân khu công nghiệp đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 121 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 54.000 căn hộ, tổng diện tích 2.700.000 m2; đang tiếp tục triển khai 100 dự án với quy mô xây dựng khoảng 134.000 căn hộ, tổng diện tích 6.700.000 m2.

Bộ Xây dựng đã có báo cáo tổng thể với Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển nhà ở dành cho công nhân tại khu công nghiệp. Trong đó, Bộ Xây dựng báo cáo cụ thể về cơ chế chính sách, kết quả thực hiện, tồn tại hạn chế; đề xuất một số giải pháp về cơ chế chính sách và một số kiến nghị đối với Chính phủ, bộ, ngành liên quan, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong việc đôn đốc hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, người lao động trong các khu công nghiệp do tác động của dịch bệnh COVID-19.

Tuy nhiên, số lượng nhà ở dành cho công nhân khu công nghiệp vẫn còn rất ít so với nhu cầu. Từ đầu năm 2021 đến nay, chưa có dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân được hoàn thành bàn giao (vì ảnh hưởng chung của dịch COVID-19 nên hầu hết các dự án bị chậm tiến độ).

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ nêu trên là do chưa có sự chưa thống nhất các quy định pháp luật về quy hoạch bố trí quỹ đất dự án xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp như Luật Nhà ở, Luật Đất, Luật Đầu tư và Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ về quy định quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.

Đặc biệt, nguồn vốn tín dụng dành để cấp bù lãi suất cho các chủ đầu tư dự án và các đối tượng được ưu đãi vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội (trong đó có công nhân khu công nghiệp) vẫn còn thiếu.

Một số địa phương chưa quan tâm chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, đặc biệt là kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; chưa quan tâm cho đầu tư phát triển nhà ở dành cho công nhân khi lập quy hoạch đầu tư xây dựng khu công nghiệp.

Theo Bộ Xây dựng, dù một số tồn tại, vướng mắc trong phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp đã được giải quyết tại Nghị định số 49/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 100/2015/NĐ-CP nhưng vẫn còn một số nội dung vướng mắc tại Luật Nhà ở và một số pháp luật khác có liên quan.

Do đó, cần phải nghiên cứu, sửa đổi Luật Nhà ở 2014 và các luật khác có liên quan, trong đó có cơ chế, chính sách riêng về khuyến khích đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp về lâu dài cũng như có chính sách ngắn hạn về quy hoạch quỹ đất; lựa chọn chủ đầu tư; đối tượng, điều kiện được thuê nhà công nhân; tiêu chuẩn thiết kế; các cơ chế ưu đãi…

Riêng về nguồn vốn phát triển nhà công nhân, Bộ Xây dựng đề nghị Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa danh mục phát triển nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở công nhân khu công nghiệp vào danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

Đồng thời, xem xét, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để thực hiện chính sách nhà ở xã hội cho Ngân hàng Chính sách xã hội cũng như các ngân hàng được chỉ định để cho vay phát triển nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021-2025, trong đó sớm bố trí nguồn vốn 3.000 tỷ đồng cho phát triển nhà ở xã hội (trong đó có nhà công nhân) theo Nghị quyết 41/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ.

Bộ Xây dựng kiến nghị bổ sung gói tín dụng khoảng 30.000 tỷ đồng theo hình thức tái cấp vốn cho chủ đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất vay để đầu tư phát triển nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở công nhân, góp phần đảm bảo “mục tiêu kép”: bảo đảm an sinh xã hội-nhà ở cho các đối tượng yếu thế (người thu nhập thấp, công nhân); thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế bền vững, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp gắn với hỗ trợ phát triển thị trường nhà ở và bất động sản./.

Tác giả bài viết: Theo VGP News

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 2.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập843
  • Hôm nay28,768
  • Tháng hiện tại4,647,302
  • Tổng lượt truy cập411,389,156
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây