Ban Dân tộc của Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách đối với già làng tiêu biểu, xuất sắc trên địa bàn tỉnh.

Thứ sáu - 26/03/2021 17:37
         Sáng ngày 26/3/2021, Đoàn giám sát Ban Dân tộc của HĐND tỉnh do ông Điểu Điều - Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn và các thành viên Đoàn giám sát gồm: đại diện lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh, Sở Tài chính, Hội Nông dân tỉnh, Ban kinh tế ngân sách - HĐND tỉnh đã làm việc, nắm bắt tình hình thực hiện chính sách sách đối với già làng tiêu biểu, xuất sắc trên địa bàn tỉnh.
Ông Điểu Điều, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc
 
        Từ năm 2018 đến nay, Ban Dân tộc tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh ban hành nhiều Quyết định triển khai thực hiện các Nghị quyết và các văn bản hướng dẫn; phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện các chính sách đối với già làng, cụ thể: tổ chức cung cấp thông tin, gặp mặt, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng các già làng; tổ chức các hội nghị bồi dưỡng kiến thức pháp luật, chính sách dân tộc, kỹ năng tuyên truyền, tặng quà nhân dịp tết cổ truyền, Tết Nguyên Đán, Tết của đồng bào dân tộc thiểu số, tham mưu các nội dung liên quan đến các chế độ chính sách đối với già làng trong trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Nghị quyết số 27/2016/NQ-HĐND ngày 07/12/2016 và Nghị quyết số 30/2020/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh....
         Tại buổi làm việc, các thành viên đoàn giám sát trao đổi, các ý kiến thảo luận trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ đặc thù cho các già làng, công tác phối hợp các sở, ban, ngành để phát huy hơn nữa vai trò của các già làng, công tác tuyên dương, khen thưởng đối với các già làng…

Các thành viên trong đoàn giám sát phát biểu thảo luận tại buổi làm việc
 
 
         Phát biểu báo cáo với đoàn giám sát ông Lý Trọng Nhân, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh thông tin thêm, hiện nay toàn tỉnh có 94 già làng tiêu biểu xuất sắc, trong đó 80% là dân tộc S’tiêng, Khmer, 05% là người dân tộc tại chỗ khác và 15% là người dân tộc có nguồn gốc phía bắc. Các già làng sinh sống chủ yếu ở vùng còn nhiều khó khăn về các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, trình độ văn hóa, chuyên môn còn hạn chế.
          Nhìn chung, trình độ của các già làng còn thấp, chủ yếu hoạt động theo kinh nghiệm, nên việc nắm bắt chủ trương, đường lối của đảng; chính sách, pháp luật Nhà nước còn hạn chế; gặp khó khăn trong vận động, thuyết phục đối tượng trẻ tuổi…Ban Dân tộc tỉnh kiến nghị cấp ủy, chính quyền thường xuyên quan tâm, gặp gỡ đội ngũ già làng,  biểu dương, khích lệ kịp thời để đội ngũ già làng thực hiện tốt hơn vai trò, nghĩa vụ của mình, đồng thời đề xuất những mặt còn khó khăn, vướng mắc, kiến nghị sẽ được đoàn tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.


Ông Lý Trọng Nhân, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh phát biểu, giải trình với đoàn giám sát
 
          Thay mặt đoàn giám sát Trưởng Ban Dân tộc - HĐND tỉnh đề nghị Ban Dân tộc tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm; góp phần cùng toàn hệ thống chính trị tỉnh thực hiện tốt hơn các chính sách an sinh xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương.                                                                                        
Kim Tinh
 
 

 
 
 

Tác giả: Kim Tinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập962
  • Hôm nay264,129
  • Tháng hiện tại11,118,501
  • Tổng lượt truy cập456,513,623
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây