BÌNH PHƯỚC THỰC HIỆN TỐT CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NĂM 2021

Thứ sáu - 24/12/2021 09:43
         Trong năm 2021 Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội và đời sống nhân dân; kịp thời hỗ trợ tiền cho người dân thất nghiệp, hỗ trợ gạo từ nguồn dự trữ quốc gia (trong đó có đồng bào DTTS) do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Bên cạnh đó, tỉnh đã tập trung chăm lo cho hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong các dịp lễ, tết truyền thống của dân tộc; tổ chức gặp mặt chức sắc, chức việc tôn giáo, già làng, người có uy tín trong đồng bào DTTS.
 
 
Trưởng Ban Dân tộc Lý Trọng Nhân, thăm và tặng quà cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hớn Quản

         UBND tỉnh tiếp tục triển khai hoàn thiện nội dung “Đề án thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Phước”. Phân bổ vốn đầu tư công cho Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo dân tộc thiểu số năm 2021, với tổng kinh phí 66.323,5 triệu đồng cho UBND các huyện Bù Gia Mập, Lộc Ninh, Bù Đăng, Bù Đốp, Hớn Quản, Phú Riềng. Bên cạnh đó UBND.
tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai mới 35 mô hình giảm nghèo với kinh phí 13.676 triệu đồng từ nguồn vốn đầu tư công của tỉnh.
           Chính sách Bảo hiểm y tế cho người đang sinh sống tại vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn năm 2021 được thực hiện đầy đủ, cụ thể: đã mua và cấp phát thẻ Bảo hiểm y tế cho 6.435 người nghèo, 6.351 cận nghèo, 78.984 người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, 75.174 người đang  sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, 9.504 người thuộc hộ gia đình là nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình. Các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, nhất là chế độ cứu trợ xã hội, chăm sóc các đối tượng là người tàn tật, đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được chú trọng triển khai toàn diện. Đối tượng đang hưởng trợ giúp xã hội hàng tháng  là 20.052 người (là người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em mất nguồn nuôi dưỡng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn…), trong đó đối tượng được nuôi dưỡng tập trung là 181 người tại 06 cơ sở; 100% đối tượng bảo trợ xã hội đều được hưởng trợ giúp xã hội hàng tháng và được cấp phát thẻ Bảo hiểm y tế. Tỉnh đã phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em” hỗ trợ kinh phí giúp học sinh nghèo mua thiết bị học trực tuyến. Tại buổi lễ, Ban vận động tiếp nhận hơn 25,3 tỷ đồng; 7 laptop; 7 máy tính bàn; 373 điện thoại thông minh, máy tính bảng; 979 sim điện thoại 4G; 3.062 thiết bị hỗ trợ khác và gói cước 11 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt việc vận động hỗ trợ quà Tết Nguyên đán cho đối tượng bảo trợ xã hội và phân bổ gạo từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid -19, toàn tỉnh đã vận động hỗ trợ quà Tết nguyên đán năm 2021 cho đối tượng bảo trợ xã hội là 21.567 phần quà trị giá 10.783 triệu đồng; đối tượng tại các cơ sở trợ giúp xã hội: 183 phần quà trị giá 91 triệu đồng; đối tượng khác 7.506 phần quà trị giá 3.556 triệu đồng. phân bổ  559.740 kg  từ nguồn gạo Dự trữ quốc gia hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid -19 gồm: Hớn Quản (60.975kg), Lộc Ninh (66.390kg), Bù Đốp (74.145kg), Đồng Phú (17.775kg), Bù Đăng (138.675kg), Phú Riềng (89.160kg), Bù Gia Mập (112.620kg). Các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, người dân gặp khó khăn do dịch bệnh dự kiến hoàn thành 100% đối tượng hỗ trợ theo 12 chính sách của Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ với tổng kinh phí là dự kiến khoản 210 tỷ đồng. Về chính sách hỗ trợ người dân tỉnh Bình Phước gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 hiện đang sinh sống và ở lại thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai đã thực hiện hỗ trợ 9.627 người với số tiền 6 tỷ 830 triệu đồng, dự kiến đến cuối năm sẽ hoàn thành hỗ trợ 13.999 người với số tiền 9 tỷ 890,5 triệu đồng. Đặc biệt trong năm 2021, UBND tỉnh đã sớm triển khai các chương trình, chính sách, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, nhất là chính sách giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số  phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của bà con DTTS nên nhận được sự đồng tình ủng hộ của bà con; các vấn đề bức xúc chính đáng trong đời sống, sản xuất của đồng bào được quan tâm giải quyết từng bước; đã quan tâm hỗ trợ kịp thời cho các cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19.
          Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo kiểm tra, rà soát đối với việc triển khai các chính sách dân tộc trên địa bàn, nhằm đảm bảo các chính sách được thực thi đúng pháp luật. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc tiếp tục được quan tâm. Vai trò của người có uy tín, già làng tiêu biểu, xuất sắc trong đồng bào dân tộc thiểu số được phát huy và được đảm bảo về chế độ chính sách theo quy định. Qua đó, đời sống của đồng bào DTTS không ngừng được cải thiện và nâng cao về mọi mặt, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn vùng DTTS, tình hình an ninh nông thôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đảm bảo, khối đại đoàn kết các dân tộc được giữ vững.


 

Tác giả: Anh Khoa

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 1.3 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,413
  • Hôm nay286,121
  • Tháng hiện tại10,409,905
  • Tổng lượt truy cập494,273,343
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây