Tích cực triển khai, thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 14/7/2022 vủa Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Thứ tư - 24/08/2022 14:43 2322
          Ngày 23/8/2022, Ban Dân tộc tỉnh ban hành Công văn số 348/BDT-VP về việc triển khai Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 14/7/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc định hướng tiếp cận, xử lý và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2022 - 2025; Theo đó Trưởng Ban Dân tộc Lý Trọng Nhân đề nghị Ban Lãnh đạo cơ quan, Cơ quan công tác Dân tộc cấp huyện, thị xã, thành phố, công chức và người lao động cơ quan nghiêm túc triển khai thực hiện những nội dung như sau:
       1. Đối với Cấp ủy Chi bộ, Lãnh đạo cơ quan Ban Dân tộc và Cơ quan công tác dân tộc cấp huyện:
      
- Tuyên truyền, vận động đảng viên, công chức, người lao động cơ quan tham gia mạng xã hội cần sử dụng đúng tên của mình (chính danh) và thông báo, công khai tên tài khoản đến lãnh đạo cơ quan biết để phối hợp quản lý thông tin, hỗ trợ khi bị kẻ xấu lợi dụng (trường hợp bị mạo danh, bị chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội để lừa đảo, bêu xấu).
 
Thông qua các buổi sinh hoạt Ngày pháp luật hàng tháng, Ban Dân tộc triển khai, quán triệt
đến toàn thể
công chức và người lao động về các nội dung liên quan đến thông tin, an toàn trên không gian mạng

 
          - Hướng dẫn đảng viên, công chức, lao động sử dụng internet, mạng xã hội tuân thủ Luật An ninh mạng năm 2018 và các quy định có liên quan, tuân thủ Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành năm 2021; tôn trọng các chuẩn mực đạo đức xã hội, văn hóa, phân biệt được thông tin đúng sai, thật giả; tỉnh táo, cảnh giác, không cả tin, không làm theo, không nghe theo sự kích động, lôi kéo, xúi giục hoặc tương tác, chia sẻ, bình luận theo hướng cổ súy, tiếp tay cho kẻ xấu; tích cực đấu tranh, phê phán cái xấu, cái sai, những thông tin, hình ảnh, video khoét sâu hạn chế, khuyết điểm của tổ chức, cá nhân hay việc lợi dụng những tiêu cực của xã hội để kích động, kêu gọi biểu tình.
Tích cực chia sẻ tấm gương tốt, câu chuyện đẹp, những mô hình hay…
 
          - Phát hiện sớm, xử lý nghiêm đối với đảng viên, công chức, lao động cơ quan khi có hành vi vi phạm việc sử dụng internet, mạng xã hội, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành vi phạm lớn.
             - Trong công tác thông tin, tuyên truyền phải nhất quán quan điểm “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, lấy thông tin tích cực đẩy lùi thông tin tiêu cực, lệch lạc, sai trái, thù địch; kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa “xây” và “chống”, trong đó “xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược lâu dài, “chống” là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên. Chú trọng tuyên truyền nội dung Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của tỉnh; công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước, của tỉnh; đất nước, con người Việt Nam và quê hương Bình Phước; gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực.
        - Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ công tác dân tộc, cấp ủy, lãnh đạo cần nắm chắc tình hình, dự báo và bám sát những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, đánh giá khả năng tác động đến tâm lý, tư tưởng, dư luận xã hội; đặc biệt, khi xảy ra vụ việc, vấn đề gây bức xúc trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số cần chủ động, kịp thời cung cấp những thông tin khách quan, trung thực cho báo chí; báo cáo lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông để định hướng thông tin, hạn chế và khắc phục tình trạng báo chí thông tin một chiều, thiếu chính xác, gây bức xúc dư luận.
        - Xây dựng, nâng cao chất lượng hoạt động trang Website, Fanpage Ban Dân tộc, Bản tin Dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Phước, các nhóm Zalo của ngành Dân tộc tỉnh Bình Phước để phục vụ công tác tuyên truyền, thông tin tích cực, định hướng thông tin cho cán bộ, đảng viên, công chức, người lao động ngành Dân tộc, đội ngũ già làng tiêu biểu, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
               2. Đối với đảng viên, công chức, người lao động thuộc Ban Dân tộc và Cơ quan công tác Dân tộc cấp huyện:
          - Phải có nhận thức đúng đắn và nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc sử dụng Internet, mạng xã hội, làm gương để người dân noi theo; chấp hành nghiêm Luật An ninh mạng và Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.
          - Khi tham gia mạng xã hội, mỗi đảng viên, công chức, người lao động phải là nhân tố tích cực, với cảm xúc lành mạnh, suy nghĩ chín chắn; mọi ý kiến đều dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, phù hợp chuẩn mực đạo đức xã hội; thẳng thắn phản biện, đấu tranh với ý kiến phiến diện, sai trái, xấu độc.
 
Chia sẻ, quảng bá hình ảnh về đất nước, con người, văn hóa Việt Nam
và hình ảnh của tỉnh Bình Phước (Cung đường cong tại xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập - Ảnh Á Rịa)
 
         - Tích cực bình luận (comment), thích (like), chia sẻ (share) và đăng, phát tin, bài, hình ảnh tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; gương người tốt, việc tốt của ngành Dân tộc; thông tin tích cực từ báo chí chính thống (Báo Nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Quân đội nhân dân Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước…); các trang mạng xã hội chủ đạo, chính thống của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội (đã được kiểm chứng) nhằm lan tỏa thành dòng thông tin chủ lưu, tích cực trên không gian mạng.

           
         - Không thích (like), không chia sẻ (share), không bình luận (comment) theo hướng tán đồng, cổ súy cho những thông tin sai trái, thù địch, tiêu cực; không đăng phát thông tin tiêu cực, không đúng chuẩn mực đạo đức xã hội hay bày tỏ quan điểm trái với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hình ảnh, video trên không gian mạng có thể là giả, do cắt ghép, lắp ráp bằng các phần mềm hiện đại để phục vụ ý đồ xấu, lừa đảo, do đó cần đề cao cảnh giác, xác minh tính chính xác của thông tin thông qua báo chí chính thống hoặc các cơ quan trong hệ thống chính trị của tỉnh trước khi đăng tải, tương tác.
 
Không thích (like), không chia sẻ (share), không bình luận (comment)
những thông tin sai sự thật, khi chưa được cơ quan có thẩm quyền kiểm chứng
 
      - Không được cung cấp, để lộ, làm mất hoặc viết bài, đăng những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng và Nhà nước hoặc những việc chưa được phép công bố; không tàng trữ, tuyên truyền, tán phát hoặc xúi giục người khác tuyên truyền, tán phát thông tin, tài liệu dưới mọi hình thức để truyền bá những thông tin, quan điểm trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
      - Không viết bài hoặc cung cấp tài liệu cho người khác viết, nói, cho đăng tải tin, bài sai sự thật; không sáng tác, sản xuất, tàng trữ, tán phát các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật không lành mạnh, trái thuần phong mỹ tục Việt Nam, mang tính kích động gây ảnh hưởng xấu trong xã hội; không tán phát bài viết, bài nói, phỏng vấn, hồi ký, phim, ảnh không đúng quy định.
 
          (Kèm theo Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 14/7/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc định hướng tiếp cận, xử lý và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2022 – 2025).

Tác giả bài viết: Phòng Tuyên truyền và Địa bàn

Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,508
  • Hôm nay266,621
  • Tháng hiện tại9,227,393
  • Tổng lượt truy cập382,347,730
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây