Một số biện pháp nhằm phòng, chống bắt cóc, xâm hại trẻ em

Thứ hai - 04/03/2019 14:19 16788
Mỗi năm, có hàng nghìn trẻ em biến mất trên khắp thế giới. Những kẻ bắt cóc là rất giỏi về nắm bắt tâm lý. Chúng có thể dễ dàng xây dựng mối quan hệ, rồi sau sẽ lợi dụng bọn trẻ. Chỉ cần một phút lơ là, các bậc phụ huynh có thể mất đi con trong nháy mắt.
Mỗi năm, có hàng nghìn trẻ em biến mất trên khắp thế giới. Những kẻ bắt cóc là rất giỏi về nắm bắt tâm lý. Chúng có thể dễ dàng xây dựng mối quan hệ, rồi sau sẽ lợi dụng bọn trẻ. Chỉ cần một phút lơ là, các bậc phụ huynh có thể mất đi con trong nháy mắt. Nhằm phòng chống tình trạng bắt cóc trẻ em các bậc phụ huynh cần tìm hiểu và dạy trẻ một số vấn đề sau:
  1. Dạy con không nói chuyện với người lạ
Bạn cần dạy trẻ kĩ năng này và cho chúng biết khi có một ai đó lạ mặt tiếp cận thì phải chạy trốn ngay lập tức và nói với cha mẹ hoặc những người khác như: cảnh sát, nhân viên cửa hàng, người đi đường,… để nhờ sự giúp đỡ.
  1. Nâng cao nhận thức của trẻ
Dạy trẻ đi với đám đông, nhớ số điện thoại khẩn cấp của cảnh sát, hãy nhớ ghi lại biển số xe của kẻ lạ mặt, luôn luôn cảnh giác với những chiếc xe lạ hoặc bất cứ ai đang theo dõi trẻ.
  1. Dạy trẻ để mắt tới cha mẹ
Trong một khu phố hay một siêu thị đông đúc, bạn không bao giờ rời mắt khỏi con vì sợ con bị lạc. Tương tự, bạn dạy trẻ cũng có ý thức như vậy: luôn luôn để mắt tới cha mẹ và khi cha mẹ khuất khỏi tầm nhìn của trẻ thì hãy gọi to lên.
  1. Dạy trẻ tự phòng
Không nhất thiết là cho trẻ tham gia một lớp học võ thuật, bạn có thể dạy trẻ những “phản kháng đơn giản” khi có người lạ tiếp cận như: đá vào những chân, đầu gối và vùng nhạy cảm của kẻ lạ. Bạn hãy dạy con bạn dùng hết sức hét thật to: “Cô/chú không phải mẹ/bố của tôi” để tạo sự chú ý của những người xung quanh và có cơ hội để bé chạy đi.
5. Hoạt động trong cộng đồng
Bạn hãy dạy trẻ rằng những mối nguy hiểm khôn lường luôn rình rập khi trẻ đi một mình tại những nơi vắng vẻ. Nếu con bạn đã đến tuổi đi chơi với bạn bè mà không có sự giám sát của người lớn thì hãy dạy trẻ luôn luôn để mắt tới nhóm bạn. Những kẻ bắt cóc thường bắt trẻ khi trẻ đi một mình và hiếm khi hành động khi trẻ đi với 2-3 người bạn.
  1. Hiểm họa có thể xuất phát từ internet
Càng ngày càng nhiều trẻ sử dụng internet và đặc biệt là từ rất sớm. Bạn hãy dạy trẻ không được công khai những thông tin cá nhân lên trên mạng, bao gồm: họ tên đầy đủ, tên của những thành viên trong gia đình, số điện thoại, địa chỉ hoặc trường học. Chỉ cần với những thông tin này, một kẻ lạ mặt có thể đóng vai một người bạn đáng tin tưởng và dễ dàng tiếp cận con bạn với những mục đích xấu.
  1. “Con phải làm gì nếu có người lạ cho con kẹo?”
Dạy bé cần lịch sự và cương quyết từ chối kẹo của người lạ và nhanh chóng trở lại với người chăm sóc bé. Để đề phòng những món quà, bánh, kẹo đó có tẩm thuốc mê, bé ngửi hoặc ăn vào sẽ bị trúng mưu kế của kẻ xấu, cha mẹ nên dạy bé không nhận bất kỳ món đồ nào của người lạ cho mà phải từ chối khéo léo rằng “ba mẹ cháu không cho phép nhận”. Sau đó bé hãy tìm đến chỗ có người lớn hoặc chú bảo vệ đứng để tránh bị người lạ kia tiếp tục dụ dỗ.
  1. “Con phải làm gì nếu có người lạ kéo tay con đi?”
Trong trường hợp bé bị lôi đi, dạy bé cần kêu khóc thật to để được giúp đỡ. Nhớ số điện thoại nhà hoặc cha mẹ là điều cha mẹ cần thiết phải dạy con.
Nguyễn Thị Xuân
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thi Xuân

Tổng số điểm của bài viết là: 24 trong 6 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 6 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây