Bộ Tài chính triển khai nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2020

Thứ bảy - 25/01/2020 08:39 3083
Ngày 10/11/2020, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tài chính – ngân sách nhà nước năm 2019, triển khai nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2020. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới dự và chỉ đạo hội nghị.
Bộ Tài chính triển khai nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2020
Năm 2019: Ngành Tài chính đã hoàn thành khá toàn diện nhiệm vụ tài chính - NSNN
 
Hội nghị tổng kết công tác tài chính – NSNN năm 2019, triển khai nhiệm vụ tài chính –NSNN năm 2020.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đánh giá: Năm 2019, Ngành Tài chính đã hoàn thành khá toàn diện nhiệm vụ tài chính – NSNN, các kết quả đạt được cho thấy đều tốt hơn so với năm 2018, được thể hiện trên các mặt công tác như: Thực hiện NSNN năm 2019 đạt kết quả tích cực, thu - chi NSNN, bội chi, nợ công tiếp tục được cơ cấu lại, góp phần thực hiện ở mức cao nhất các mục tiêu tài chính - ngân sách nhiệm kỳ 2016-2020; Công tác hoàn thiện thể chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, biên chế, cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính - NSNN đạt kết quả tích cực, phù hợp hơn với yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp; Công tác tái cơ cấu và phát triển đồng bộ các thị trường tài chính, chứng khoán, bảo hiểm được tích cực triển khai thực hiện; Tăng cường quản lý thị trường, giá cả, đảm bảo kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra; Công tác nội ngành đạt nhiều kết quả tích cực; hoạt động hợp tác tài chính quốc tế được đẩy mạnh.
Trong tổ chức thực hiện thu NSNN: Bộ Tài chính đã chỉ đạo cơ quan Thuế, Hải quan tiếp tục triển khai tốt các luật thuế và nhiệm vụ thu NSNN năm 2019; đẩy mạnh chống thất thu, chuyển giá, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, nhất là thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề về chuyển giá, thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng; quyết liệt xử lý thu nợ thuế , qua đó đã giảm số thuế nợ đọng đến cuối năm 2019 xuống dưới 5% tổng thu NSNN.
Nhờ chủ động trong triển khai thực hiện, kết hợp với sự phát triển khả quan của nền kinh tế, thu cân đối NSNN đến ngày 31/12/2019 đạt 1.549,5 nghìn tỷ đồng, vượt 138,2 nghìn tỷ đồng (+9,79%) so dự toán, trong đó: thu nội địa vượt 100,2 nghìn tỷ đồng (+8,5%), thu từ dầu thô vượt 11,7 nghìn tỷ đồng (+26,1%) và thu cân đối ngân sách từ xuất nhập khẩu vượt 25,3 nghìn tỷ đồng (+13,4%) so với dự toán; tỷ lệ động viên vào NSNN đạt khoảng 25,7%GDP, huy động từ thuế và phí khoảng 21,1%GDP (mục tiêu giai đoạn 2016-2020 tương ứng là 23,5%GDP và 21% GDP). Thu NSTW vượt 32 nghìn tỷ đồng (+4%) so dự toán, thu NSĐP vượt trên 106,2 nghìn tỷ đồng (+17,7%) so dự toán; 63/63 tỉnh, thành phố vượt dự toán thu NSNN trên địa bàn; 60/63 tỉnh, thành phố đạt và vượt dự toán thu NSĐP.
Cơ cấu thu NSNN tiếp tục có chuyển biến và ngày càng bền vững hơn, tỷ trọng thu nội địa tăng dần, từ mức khoảng 68% bình quân giai đoạn 2011-2015 lên trên 82% năm 2019, tỷ trọng thu dầu thô giảm dần, từ mức bình quân khoảng 13% giai đoạn 2011-2015 xuống còn khoảng 3,6% năm 2019 và thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đã giảm từ mức 18,2% bình quân giai đoạn 2011-2015 xuống còn 13,9% năm 2019.
Về đẩy mạnh cải cách hành chính: Từ cuối năm 2018, Bộ Tài chính đã ban hành kế hoạch cải cách hành chính với nhiệm vụ, nhóm giải pháp cụ thể  nhằm cải thiện các chỉ số về nộp thuế, chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới và chỉ số vốn hóa thị trường chứng khoán, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. 
Kết quả năm 2019, đã thực hiện rà soát, bãi bỏ 49 thủ tục hành chính, sửa đổi, bổ sung 23 thủ tục và ban hành mới 38 thủ tục trong các lĩnh vực thuế, hải quan, chứng khoán, công sản, ngân hàng và bảo hiểm; tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính (đến nay đã thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa 129/190 điều kiện theo kế hoạch và dự kiến sẽ cắt giảm, đơn giản hóa thêm các điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực chứng khoán, hải quan, kinh doanh đòi nợ), để tạo thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Với những nỗ lực cải cách hành chính trong thời gian qua, đặc biệt là trong lĩnh vực thuế, hải quan, đã được cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đánh giá cao.
Về xây dựng chính phủ điện tử phục vụ người dân, doanh nghiệp, Bộ Tài chính tiếp tục mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin, điện tử hóa trong lĩnh vực tài chính, thuế, hải quan, góp phần để Bộ Tài chính liên tục nhiều năm trong nhóm đứng đầu các cơ quan của Chính phủ về triển khai công nghệ thông tin.
Năm 2019, Bộ Tài chính đã hoàn thành việc kết nối liên thông gửi, nhận văn bản với các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương; triển khai trực tuyến 982 thủ tục hành chính tại Bộ Tài chính (trong đó 114 dịch vụ mức độ 1; 364 dịch vụ mức độ 2; 197 dịch vụ mức độ 3 và 307 dịch vụ mức độ 4).
Trong lĩnh vực hải quan, đã thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại tất cả các đơn vị Hải quan thông qua các hệ thống VNACSS/VCIS; triển khai cổng thanh toán điện tử tại các Cục Hải quan. Mở rộng kết nối thực hiện các thủ tục hành chính và dịch vụ công qua Cơ chế một cửa quốc gia với 13/14 bộ, ngành, với 173 thủ tục hành chính được thực hiện qua cơ chế này; trao đổi chứng nhận xuất xứ điện tử mẫu D với 8 nước ASEAN qua Cơ chế một cửa ASEAN.
Mục tiêu, nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2020
Căn cứ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN đã được Quốc hội thông qua, bám sát chủ đề: “Kỷ cương, liêm chính, hành động, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả” và 6 trọng tâm chỉ đạo điều hành năm 2020 của Chính phủ, Bộ Tài chính xác định mục tiêu, nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2020 như sau:
Phấn đấu thực hiện đến mức cao nhất mục tiêu tài chính - NSNN giai đoạn 2016-2020. Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại NSNN, thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, tăng cường kỷ cương, kỷ luật ngân sách, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát triển nhanh và bền vững; thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới khu vực sự nghiệp công, ưu tiên dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2020, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai các nội dung chủ yếu sau:
Một là, điều hành chính sách tài khóa chặt chẽ, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, linh hoạt với chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác, nhằm duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, tạo môi trường, động lực, nền tảng cho sự phát triển nhanh, bền vững:
Hai là, đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật; xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa, cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, xây dựng chính phủ điện tử phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Ba là, tăng cường quản lý giá, thị trường, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô: Tiếp tục quản lý, điều hành giá các mặt hàng quan trọng Nhà nước còn định giá, mặt hàng bình ổn giá; thực hiện lộ trình giá thị trường phù hợp đối với giá điện và giá các dịch vụ công thiết yếu; tăng cường quản lý, kiểm tra, thanh tra, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại...
Bốn là, tiếp tục phát triển đồng bộ các loại hình thị trường tài chính, đa dạng các định chế tài chính, tổ chức dịch vụ kế toán, kiểm toán, thẩm định giá, xếp hạng tín nhiệm.
Năm là, tăng cường quản lý tài chính doanh nghiệp, tái cấu trúc, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII).
Sáu là, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách trong thực thi công vụ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch trong thu, chi NSNN, quản lý, sử dụng tài sản công, đất đai, tài nguyên,..; thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra, kiểm toán.
Bảy là, tích cực, chủ động hội nhập tài chính quốc tế: Triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực, các cam kết với WTO, ASEAN Tiếp tục điều chỉnh thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các cam kết thuế quan trong các hiệp định đã ký kết. Tích cực tham gia các hoạt động hợp tác tài chính khu vực ASEAN, ASEM, APEC...
Tám là, điều hành ngân sách trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 và xử lý tiếp các nhiệm vụ của năm 2019: Tập trung chỉ đạo, điều hành đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh trước và sau Tết diễn ra bình thường; theo dõi chặt chẽ tình hình biến động giá cả, thị trường; triển khai quyết liệt nhiệm vụ thu ngân sách; điều hành ngân sách trên địa bàn đảm bảo nguồn chi trả lương, chính sách an sinh xã hội và các nhiệm vụ chính trị quan trọng.
 

Tác giả bài viết: Hải quan Việt Nam

Nguồn tin: Hải quan Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập937
  • Hôm nay70,806
  • Tháng hiện tại6,026,085
  • Tổng lượt truy cập379,146,422
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây