Tóm tắt sơ lược sự hình thành và phát triển của cơ quan

Thứ tư - 31/08/2022 15:23 1254
2222
Trụ sở Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước hiện nay

Ngày 03/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 58 thành lập Bộ Nội vụ, bao gồm nhiều cơ quan, trong đó có Nha Dân tộc thiểu số; Chức năng và nhiệm vụ của Nha Dân tộc thiểu số được xác định trong Sắc lệnh Bác Hồ đã ký là "xem xét các vấn đề chính trị và hành chính thuộc về các dân tộc thiểu số trong nước và thắt chặt tình thân thiện giữa các dân tộc sống trên đất Việt Nam". Như vậy, chỉ một năm sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời (02/9/1945), cơ quan chuyên trách làm công tác dân tộc đã được thành lập. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, từ đó đến nay, trong Đảng, Quốc hội và Chính phủ đều có cơ quan chuyên trách để nghiên cứu, theo dõi và tham mưu chỉ đạo việc thực hiện công tác dân tộc. Các cơ quan công tác dân tộc trong từng thời kỳ cách mạng dù với những tên gọi khác nhau nhưng đều nhằm thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng. Để đáp ứng yêu cầu công tác dân tộc trong giai đoạn mới, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1491/QĐ-TTg, ngày 14/10/2008 lấy ngày 03/5 hàng năm là ngày “Truyền thống của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc”.

Tại tỉnh Bình Phước, trước năm 1997, Ban Dân tộc trực thuộc Tỉnh ủy Sông Bé. Sau khi tái lập tỉnh, ngày 15/11/2000, UBND tỉnh Bình Phước ban hành Quyết định số 104/2000/QĐ-UBND thành lập Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh, với chức năng tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh về chủ trương, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số và giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc và các hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Bình Phước với đặc điểm có đường biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia, có đông đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống (41 dân tộc). Năm xưa, nơi đây cũng từng là chiến trường ác liệt. Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền địa phương, kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng DTTS và miền núi của tỉnh từng bước ổn định và phát triển, kết cấu hạ tầng được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS không ngừng được nâng lên.

Nhìn lại chặng đường lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, đồng bào các dân tộc Việt Nam nói chung, tỉnh Bình Phước nói riêng đã có những đóng góp lớn lao bằng sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, với lòng dũng cảm hy sinh của quân dân cả nước, chúng ta đã đánh thắng thực dân và đế quốc xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, thu non sông gấm vóc về một mối, viết lên những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam trong thời đại ngày nay. Từ sau ngày thống nhất đất nước đến nay, và đặc biệt là từ khi tái lập tỉnh Bình Phước (tháng 01/1997), Đảng bộ tỉnh Bình Phước luôn quan tâm đến công tác dân tộc và chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Thông qua thực hiện các chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế…, đời sống đồng bào DTTS tỉnh đã có những chuyển biến quan trọng.

 
z3906307406579 5910da4736da68d1be2971b586fa2f51

 

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 1.8 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,249
  • Hôm nay331,260
  • Tháng hiện tại3,512,663
  • Tổng lượt truy cập390,055,716
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây